Thủ Thiêm – Tầm Nhìn quy hoạch Kiến Tạo lá phổi xanh cho Thành Phố

Cách Trung tâm thành phố hiện hữu chưa đầy 400m, Thủ Thiêm đã nhiều lần được quy hoạch từ những năm 1800 dưới các triều đại phong kiến. Trải qua nhiều thăng trầm của thời đại, vượt qua những khúc rẽ bị lãng quên của thời gian, hôm nay Thủ Thiêm đã và đang vươn mình lớn dậy, trở thành môt trung tâm đô thị hàng đầu Việt Nam sánh ngang với các nước trong khu vực về kinh tế, chính trị, xã hội và quan trọng không kém chính là về giá trị bảo toàn tự nhiên và điều hòa khí hậu mà Khu đô thị Thủ Thiêm mang lại cho Thành Phố

Thủ Thiêm – Ba lần quy hoạch

Từ những năm 1800, Thủ Thiêm đã được chú ý bởi các vua chúa từ Bắc vào Nam khai hoang mở cõi. Lúc bấy giờ, ấn tượng của vùng đất Thủ Thiêm đối với người đương thời chính bởi vị trí đầm lầy sông nước, nối trực tiếp từ Đồng Nai đến Thành Gia Định (bây giờ gọi là trung tâm TPHCM).

Tuy nhiên thời kỳ này vì phương tiện giao thông chưa phát triển, di chuyển đường xa chỉ có ghe thuyền và người ngựa nên quanh 2 bờ kênh Thủ Thiêm tấp nập thuyền buôn nông sản, chở từ miền trung vào neo đậu trước khi đến Tân An, Gò Công (nay là Long An, Tiền Giang)

Thủ Thiêm 3 Lần Quy Hoạch Thủ Thiêm – Quy Hoạch Qua Các Lần

Lần quy hoạch đầu tiên năm 1968

Thủ Thiêm là vào năm 1968 bởi công ty tư vấn Doxiadis Assocciates (Hy lạp) với ý tưởng chính là xây dựng 1000 căn nhà trên dịch tích 800ha đất Thủ Thiêm. Điểm đầu của dự án chính là kết nối từ đại lộ Somme (đường Hàm Nghi hiện tại) qua bờ Thủ Thiêm và tiến thẳng đến Biên Hòa tạo thành trục chính Đông Tây của Khu Đô Thị Mới.

Với kỹ thuật xây dựng thời bấy giờ, việc xây dựng các tòa cao ốc và đầm lầy trên các khu vực đầm lầy như Thủ Thiêm vẫn chưa phổ biến nên Thủ Thiêm được quy hoạch bằng cách lấp đất hành các block dân cư cách nhau bởi kênh rạch nhân tạo nhưng chính thiết kế này đã thể hiện sự không khả thi vì quá tốn kém”

Lần quy hoạch Thủ Thiêm thứ hai năm 1972

Đến năm 1972, lần quy hoạch Thủ Thiêm thứ hai được thực hiện bởi công ty Wurster, Bermadi & Emmons của Mỹ thực hiện có điểm tương đồng nhiều nhất với quy hoạch Thủ Thiêm hiện tại, theo đó Thủ Thiêm được nối liền quận 1 với quận 2 cây cầu với ở phía Trung tâm thành phố là nối dài của đại lộ Hàm Nghi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thủ Thiêm thời điểm này được quy hoạch xây dựng cũng với tuyến đường vòng cung nhưng kết nối kém do xây theo dạng cao tốc. Có thể thấy rằng quy hoạch này vẫn còn nhiều điểm bất cập như đường xá tại khu đô thị thiếu tính kết nối, việc xây dựng nhà cửa với mật độ xây dựng cao làm mất đi tính “sinh thái” vốn có và cũng là lợi thế của khu bán đảo này

Cùng với các biến cố về lịch sử, bản đồ quy hoạch này đã không được thực hiện và vùng đất Thủ thiêm tiếp tục quay lại với giấc ngủ từ trước đó 300 năm

Lần quy hoạch Thủ Thiêm thứ ba

Theo quy hoạch lần thứ 3 cũng chính là quy hoạch mới nhất đang được áp dụng hiện nay, Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm được kỳ vọng trở thành phần mở rộng về phía đông của trung tâm thành phố hiện hữu với diện tích 737ha và kết nối trực tiếp, thuận lợi di chuyển đến các quận trung tâm như 1,3,4,7, Bình Thạnh..

Kết nối xuyên suốt với các quận ngoại thành và khu vực lân cận như Quận 9, Thủ Đức, Đồng Nai do công ty Sasaki Nhật Bản (đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong phát triển quy hoạch hạ tầng các nước Đang phát triển trở thành các siêu đô thị ) thực hiện. Theo quy hoạch này, trung tâm bán đảo Thủ thiêm sẽ hình thành 5 khu vực chính gồm: lõi trung tâm, khu đa chức năng, khu dân cư phía Bắc, khu dân cư phía đông và đặc biệt nhất chính là Khu Sinh Thái và dự trữ sinh quyển Phía Nam bán đảo

THỦ THIÊM – TẦM NHÌN QUY HOẠCH KIẾN TẠO LÁ PHỔI XANH CHO THÀNH PHỐ Quy Hoạch Mới Nhất Khu Đô Thị Thủ Thiêm

Thủ Thiêm – chiếc máy điều hòa không khí của thành phố.

Nếu nói về sự đóng góp của Thủ Thiêm trong việc phát triển kinh tế của TPHCM thì không thể đếm hết khi cùng với sự phá triển của hạ tầng giao thông, hàng loạt các công trình nhà ở mọc lên kèm theo các tiện ích vượt bậc mang tầm quốc tế phục vụ cho nhu cầu người dân như Trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học….

Bên cạnh đó, nhờ có tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch, Thủ Thiêm vẫn đảm bảo giữ được phần lớn mảng xanh, hệ thống kênh ngòi hồ nước có chức năng điều tiết khí hậu thành phố nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng tầm cao.

Về chức năng điều hòa khí hậu, bản thân Thủ Thiêm có được những lợi thế về tự nhiên như được sông Sài Gòn bao bọc lượn quanh, mang lại khí hậu mát mẻ quanh năm cho cư dân hai bên bờ và để chức năng này được tối đa hóa Khu Sinh Thái và dự trữ sinh quyển Phía Nam bán đảo được hình thành.

Theo quy hoạch, khu vực này bao gồm 4 phân khu chức năng: Khu lâm viên sinh thái, Khu nghỉ dưỡng sinh thái, Khu Công viên giải trí và Khu Viện nghiên cứu. Có diện tích hoảng 150,25ha có chức năng là công viên cấp trung tâm thành phố với cảnh quan chủ đạo là công viên rừng ngập nước, trở thành điểm du lịch tham quan và phục vụ sinh hoạt cộng đồng.

Đây sẽ được coi là “lá phổi xanh” của trung tâm thành phố với đa dạng các loài thực vật, hoa,… đảm nhiệm chức năng tái lập mới các đặc trưng vùng ngập nước, nuôi dưỡng và bảo tồn các giống loài động thực vật quý hiếm phù hợp môi trường sinh thái này… Đồng thời, khu vực này cũng có chức năng quản lý nước mưa do là vùng đất thấp, ngập nước, có vai trò điều tiết chế độ thủy văn tại khu vực trung tâm thành phố.

Lợi ích với cư dân Thủ Thiêm

Tất cả các lợi điểm về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu tự nhiên ôn hòa được nhào nắm dưới bàn tay quy hoạch đầy tính khoa học lại gần gũi với tự nhiên đã thu hút rất nhiều luồng di cư đến khu đô thị mới Thủ Thiêm sinh sống và các dự án bất động sản cũng phát triển theo. Trong đó có thể kể đến các dự án đã và đang mở bán như: The River,

The Metropole  hoặc Empire City Thủ Thiêm…ngay cạnh khu Sinh Thái và dự trữ sinh quyển Phía Nam bán đảo…Các dự án kể trên với mỗi đặc điểm xây dựng riêng nhưng điểm chung mang lại cho cư dân chính nhờ sự tiện lợi trong di chuyển khi kết nối thuận tiện đến các quận 1,3,4,5,7 Bình Thạnh và quận 9 với khu công nghệ cao

…thông qua Hầm Thủ Thiêm cũng như 4 cầu bắc ngang sông Sài Gòn. Hơn thế nữa, những tiện ích vượt trội và môi trường sinh sống trong lành cũng là điều mà cư dân tại đây có thể tự hào.

Không dễ để tìm được một địa điểm ngay trong trung tâm TPHCM tấp nập người và xe nhưng nhiệt độ lại thấp hơn nhiệt độ ngay tại trung tâm quận 1 đến 2-3 độ C. Đó chính là cảm nhận mà mỗi người sau khi xuyên hầm Thủ Thiêm từ thành phố về quận 2 đều có thể cảm nhận được, là làn gió bờ sông mát lành, là khí hậu ôn hòa được điều tiết bởi hệ thống hồ chứa nước và không khí trong lành bởi hệ cây xanh phong phú trong khu vực.

Scroll to Top